Lịch sử Ngoại giao gấu trúc

Giai đoạn 1957 - 1982: Sứ giả ngoại giao

Đệ Nhất phu nhân Hoa Kỳ Pat Nixon tham quan khu vực nuôi giữ gấu trúc lớn tại Vườn thú Bắc Kinh tháng 2 năm 1972.

Chính sách ngoại giao gấu trúc được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khôi phục vào thập niên 1950, cụ thể là 23 cá thể gấu trúc lớn đã được Trung Quốc đưa tới 9 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ 1958 tới 1972.[1] Điểm nhấn của chính sách này là việc chính phủ Trung Quốc gửi tặng Hoa Kỳ hai cá thể gấu trúc lớn Linh Linh (玲玲, Ling-Ling) và Hưng Hưng (兴兴, Hsing-Hsing) sau Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972.[7] Để đáp lại, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã gửi tặng Trung Quốc một cặp Bò xạ hương. Khi cặp gấu trúc được chuyển tới Hoa Kỳ tháng 4 năm 1972, Đệ Nhất phu nhân Pat Nixon đã tặng cặp gấu trúc này cho Vườn thú quốc gia Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C.. Tại đây trên hai mươi nghìn khách tham quan chỉ trong ngày đầu tiên và tổng cộng khoảng 1,1 triệu khách tham quan trong năm đầu tiên đã tới chiêm ngưỡng cặp gấu trúc.[1] Sự nổi tiếng của cặp gấu trúc là minh chứng rõ ràng cho thành công trong chính sách ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc, cụ thể là chứng minh rõ ràng mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa nước này và Hoa Kỳ. Chính sách này thành công tới mức năm 1974 Thủ tướng Anh Edward Heath đã đề nghị Trung Quốc tặng nước này một cặp gấu trúc với kết quả là chỉ sau vài tuần cặp gấu trúc Giai Giai (佳佳, Chia-Chia) và Tinh Tinh (晶晶, Ching-Ching) đã được gửi tới Anh.[1]

Giai đoạn 1984 - 1994: Nguồn thu thương mại

Tới năm 1984, Trung Quốc bắt đầu thắt chặt việc sử dụng gấu trúc như một công cụ ngoại giao. Thay vào đó, Trung Quốc bắt đầu chính sách cho thuê gấu trúc cho các quốc gia trên thế giới trong thời hạn mười năm. Phí thuê một cá thể gấu trúc có thể lơn tới 1 triệu đô la Mỹ một năm với điều khoản bắt buộc là nếu cá thể gấu trúc sinh con trong thời hạn cho thuê, thì gấu trúc mới sinh này sẽ là tài sản của chính phủ Trung Quốc.[8]

Giai đoạn 1994 - nay

Dự án "hợp tác cùng chăn nuôi" gấu trúc ra đời vào 1994, thay thế chương trình cho thuê. Các quốc gia lại được “thuê” gấu trúc dưới một hình thức mới, trong thời gian 10 năm với mức phí 10 triệu đôla.

Trong bước đầu tiên của dự án, hai gấu trúc được gửi đến Nhật Bản, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiệu quả dự án đã được ghi nhận tích cực, bởi loại hình hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cho công tác nghiên cứu gấu trúc lớn.

Mei Lun, Mei Huan và Bao Bao là nhân tố chủ chốt trong dự án hợp tác nuôi gấu trúc Trung - Mỹ kéo dài từ 2000 đến 2010. Theo thỏa thuận, con cái của ba con gấu này đều được sinh ra ở Mỹ và chuyển về sống ở Trung Quốc từ năm 4 tuổi. Giờ đây, 4 vườn thú ở Washington, Atlanta, MemphisSan Diego đều là vườn ươm giống của gấu trúc.

Trung Quốc đã xây dựng dự án hợp tác dài hơi cùng 14 nước, hiện là nơi sinh sống của 48 con gấu trúc.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngoại giao gấu trúc http://newspapers.nla.gov.au/ndp/del/article/26901... http://globalnews.ca/news/1265030/china-delays-sen... http://gb.cri.cn/3821/2004/09/02/1245@287954.htm http://www.bjkp.gov.cn/dwly/dwsy/k10326-04.htm http://www.britishpathe.com/record.php?id=26921 http://www.giantpandazoo.com/BronxZoo.html http://www.latimes.com/news/nationworld/world/la-f... http://www.news24.com/World/News/Pandas-arrive-in-... http://news.sohu.com/20060209/n241750013.shtml http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic...